Xung đột thương mại Trung Mỹ tác động đối với ngành dệt may Trung Quốc không nhiều

 

Trong cuộc họp báo do Văn phòng báo chí thuộc Cục thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức trong ngày 16/7, Phát ngôn viên Tin tức Mao Thạnh Dũng của Cục Thống kê Trung Quốc đã phát biểu: các chỉ tiêu chính về hoạt động kinh tế của Trung Quốc nửa đầu năm nay nhìn chung tương đối ổn định, tác động của căng thẳng thương mại Trung Mỹ đối với ngành dệt may Trung Quốc không nhiều. Tác động này đối với ngành dệt may Trung Quốc trong nửa cuối năm nay sẽ như thế nào, còn phải quan sát thêm.

Theo thống kê của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Dệt may Trung Quốc, văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã công bố danh mục đề xuất áp đặt mức thuế 10% đối với hàng xuất khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, hơn 1.000 dòng thuế cho các sản phẩm dệt may phần lớn là nguyên liệu dệt, bán thành phẩm cũng như một số lượng nhỏ các phụ kiện quần áo, chủ yếu bao gồm nguyên liệu, xơ sợi, vải, thảm, hàng dệt dùng trong công nghiệp, quần áo da và lông thú, nón mũ và găng tay, áo mưa nhựa…; nhưng các mặt hàng dệt may xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường Mỹ như quần áo dệt thoi, dệt kim và đồ dệt gia dụng của Trung Quốc tạm thời chưa đưa vào trong danh sách. Việc này liên quan đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may khoảng 10,3 tỷ USD của Trung Quốc sang Mỹ, chiếm 22,6% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu Trung Quốc sang Mỹ, liên quan đến khoảng 20.000 DN xuất khẩu của Trung Quốc.

Một số DN dệt may trong nước và công ty ngoại thương cho biết, mức tăng thuế quan của Mỹ, phạm vi và tác động của việc tăng thuế đối với hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc thấp hơn dự báo ​​ban đầu, nhưng xem ra cuộc tranh chấp thương mại Trung Mỹ sẽ là một cuộc chiến tranh kéo dài, do đó các DN dệt may không nên xem nhẹ việc này. Theo thống kê của hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này trong năm 2017 đạt 266,950 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm 17,43%; kim ngạch xuất khẩu quần áo sang Mỹ trong năm 2017 đạt 33 tỷ USD, chiếm 70,92% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang thị trường Mỹ, chiếm 20,87% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo của Trung Quốc trong năm 2017.

Theo người viết cho rằng, ảnh hưởng của việc Mỹ công bố áp thêm 10% thuế đối với hàng dệt may trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ là không lớn, chỉ mới ở mức độ cảm xúc và sự lo ngại mà thôi:

  1. Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang Mỹ chủ yếu là các sản phẩm trung và cao cấp, có lợi nhuận cao và có khả năng thương lượng tương đối mạnh. Một số các DN định hướng xuất khẩu cho biết, Mỹ áp thêm mức thuế 10%, biên độ thấp hơn đáng kể so với sản phẩm nhập khẩu trị giá 50 tỷ USD của lần đầu tiên; giao tiếp và thương thảo với người mua và các nhà bán lẻ của Mỹ, hai bên tự gánh chịu một phần chi phí của việc tăng thuế, cơ bản có thể giải trừ được những ảnh hưởng không tốt của việc Mỹ áp thêm thuế, nhưng tâm trạng lo sợ đối với sự leo thang tổng thể của cuộc chiến tranh thương mại Trung Mỹ của các DN liên quan trên đang tăng lên.
  1. Sự mất giá liên tục của đồng NDT đã làm giảm bớt tác động của việc Mỹ áp thêm thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ cuối tháng 6 đến nay, đồng NDT giảm giá mạnh, tới 1,5% trong một tuần, đồng NDT so với đồng USD đã ở mức bứt phá 6.6, thị trường tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, các dòng chảy nguồn vốn NDT ra nước ngoài đáng phải lo ngại, công thêm sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Trung Mỹ leo thang, thị trường chứng khoán biểu hiện suy giảm. Theo thống kê, từ giữa tháng 4 đến nay, đồng NDT so với đồng USD đã mất giá 4,5%, chi phí xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm và khả năng cạnh tranh tăng lên.
  1. Phạm vi áp thuế của Mỹ vẫn nằm trong khoảng có thể chấp nhận được và tiêu hóa được. Danh sách áp thuế hàng hóa trị giá 200 tỷ USD chỉ chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu thô của Trung Quốc sang Mỹ, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo sang Hoa Kỳ. Mặc dù việc áp thuế đã tạo áp lực với lòng tin và thị trường là điều không tránh khỏi, nhưng thiệt hại của các DN dệt may Trung Quốc không phải là quá lớn.
  1. Điều chỉnh phương hướng xuất khẩu, mở rộng xuất khẩu đối với các quốc gia dọc “Một vành đai một con đường” và khai thác sâu thêm nhu cầu của thị trường nội địa. Theo thống kê, từ tháng Giêng đến tháng 11 năm 2017, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đối với các quốc gia dọc “Một vành đai một con đường” đạt 83,435 tỷ USD, tăng 3,11% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn đáng kể so với xuất khẩu sang các khu vực khác. Trong hơn 60 quốc gia dọc theo tuyến đường “Một vành đai một con đường”, phần lớn các nước ở Đông Nam Á, Nam Á, Đông Âu và Bắc Phi là các nền kinh tế mới nổi và là các nước đang phát triển, tiềm năng về nhu cầu và sức mua không thể đánh giá thấp. Bên cạnh đó, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc, tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, khả năng chấp nhận, tiêu dùng đối với các sản phẩm dệt may trung cao cấp tăng mạnh, đã giảm bớt toàn diện sự phụ thuộc và tác động do thay đổi chính sách của thị trường Mỹ.

Nguồn: Trang mạng Bông Trung Quốc

028.37273883