Tiêu thụ nhiên liệu của Brazil giảm do kinh tế yếu

 

– Tiêu thụ xăng và dầu diesel của Brazil giảm một phần do sự bùng nổ hàng hóa của nước này giảm và nền kinh tế yếu.


Doanh số bán xăng của Brazil tăng với tốc độ trung bình hàng năm gần 7% trong giai đoạn từ 2004 đến 2014, trong khi nhu cầu diesel tăng hơn 4 % mỗi năm.


Như nhiều nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa khác, sự bùng nổ doanh thu đã kích thích tăng trưởng nhanh chóng thu nhập và tiêu thụ trong nước, trở thành một nguồn quan trọng của nhu cầu thêm hàng hóa.



Doanh thu bán xăng của Brazil tăng từ 400.000 thùng/ngày trong năm 2004 thành 765.000 thùng/ngày trong năm 2014.
Nhu cầu dầu diesel tăng từ 675.000 thùng/ngày lên hơn 1 triệu thùng trong cùng khoảng thời gian 10 năm.


Brazil đã trở thành một trong số các nước tiêu thụ dầu tăng nhanh nhất và lớn nhất thế giới và sự tăng trưởng nhanh chóng của nước này tự nó đã là một áp lực lên giá dầu.


Nhưng tăng trưởng tiêu thụ bắt đầu chậm lại đáng kể từ giữa năm 2014 do giá dầu và các hàng hóa khác lao dốc.


Từ giữa năm 2015, tiêu thụ xăng và dầu diesel đã giảm, phản ánh một nền kinh tế yếu.


Sản lượng kinh tế của Brazil giảm 3,8% trong năm 2015 và được dự kiến giảm như vậy trong năm 2016, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế.


Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3/2016, cả tiêu thụ xăng và dầu diesel giảm khoảng 6% so với giai đoạn 12 tháng trước đó.


Những vấn đề của Brazil được phản ánh trong các nền kinh tế xuất khẩu dầu chính gồm Venezuela, Nigeria, Nga, Saudi Arabia và UAE.


Trong suốt những năm bùng nổ, tất cả những nước này nổi lên như động lực thúc đẩy quan trọng ngày càng tăng của nhu cầu dầu cũng như các nguồn cung cấp dầu.


Hiện nay sự bùng nổ này đã mất đi, các động lực chính của nhu cầu dầu chuyển từ các nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ thành các nước tiêu thụ như Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.


Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2016, ít hơn so với mức 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2015, nhưng vẫn trên mức trung bình dài hạn.


Nhu cầu dầu toàn cầu đang tăng nhờ giá dầu rất thấp và các nền kinh tế chính tiếp tục mở rộng bù cho nhu cầu nhiên liệu trì trệ tại các nước xuất khẩu hàng hóa lớn.


Mối quan hệ giữa giá dầu, doanh thu, thu nhập và tiêu thụ dầu tại các nước sản xuất dầu chỉ là một ví dụ của cơ chế phản hồi tích cực mà phóng đại sự không ổn định của giá dầu.


Nhưng các cơ chế phản hồi đang gây mất ổn định thực hiện theo cả hai chiều.


Hiện nay, sự lao dốc của giá dầu đã hạn chế tiêu thụ hàng hóa tại các quốc gia xuất khẩu, kéo dài thời gian tái cân bằng cung cầu.


Tuy nhiên trong tương lai, do thị trường dầu thắt chặt và giá tăng, thu nhập thêm sẽ đưa ra một động lực lớn cho các nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu, và tăng cường thắt chặt của sự cân bằng cung cầu.


Nền kinh tế của Brazil, như các nước xuất khẩu hàng hóa khác, có thể vẫn mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm năm 2016 và đầu năm 2017. Nhưng vào năm 2018 và 2019 nước này quay trở lại tăng trưởng, bổ sung thêm các thị trường dầu mỏ thắt chặt vào cuối thập kỷ này.

Nguồn tin: vinanet

028.37273883