OPEC+ có thể duy trì thỏa thuận khi giá dầu tăng?

Sau nhiều tháng bị các trader bỏ mặc, dầu đã trở thành mặt hàng nóng trở lại trong tháng này khi dầu Brent lên hơn 65 USD/thùng và WTI đạt mức 60 USD lần đầu tiên trong một năm. Sự phục hồi này phủ bóng đen lên quyết tâm của OPEC + để tiếp tục cắt giảm nhiều sản lượng như hiện họ đang làm. Dầu đã phục hồi ổn định ngay cả trước khi Mỹ mất khoảng 40% sản lượng dầu do đợt lạnh Bắc Cực quét qua nước này. Đợt đóng băng sâu ở Texas chắc chắn đã giúp ích cho điều đó, nhưng ảnh hưởng của nó đang giảm dần khi các nhà giao dịch chốt lời: Brent giảm xuống dưới 63 USD vào thời điểm viết bài và WTI đã xuống dưới 60 USD/thùng. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá đáng kể vẫn có thể làm gia tăng căng thẳng nội bộ giữa các thành viên OPEC +.

Thứ nhất, nhu cầu dầu của Mỹ đang phục hồi. Theo Bloomberg, sự phục hồi bắt đầu từ đợt tiêm chủng bắt đầu vào tháng 12, và kể từ đó, các nhà máy lọc dầu đã tăng cường sản xuất nhiên liệu. Vài tuần gần đây, tồn kho xăng tăng nhưng sản lượng cũng tăng.

Trong khi nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới phục hồi thì sản xuất đang bị đình trệ. Theo EIA, sản lượng của Mỹ sẽ vẫn ở mức dưới 12 triệu thùng/ngày trong năm tới. Sự mất cân bằng này sẽ biến Mỹ trở thành nước xuất khẩu ròng trong năm nay và năm sau, EIA cho biết trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn mới nhất. Nhưng quan trọng hơn đối với OPEC +, điều này sẽ đẩy giá dầu vẫn cao hơn, khiến các thành viên hầu như không tuân thủ trở nên ít tuân thủ hơn.

Đã có sự bất hòa trong nhóm mở rộng này. Lần cuối cùng OPEC + đưa ra quyết định về sản xuất, tổ chức này đã phải đưa ra quyết định thỏa hiệp có tính đến lợi ích của những nước – như Nga – khi đòi nới lỏng cho mức cắt giảm sản lượng sâu nhất. Và bây giờ, Ả Rập Xê Út cho biết họ sẽ ngưng việc cắt giảm bổ sung đơn phương tự nguyện lên tới 1 triệu thùng/ngày và Riyadh đã thực hiện bất cứ điều gì cần thiết để có mức giá cao hơn.

Đó là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy Saudi đang trở nên lạc quan hơn về giá cả. Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal đưa tin, quyết định này có thể bị đảo ngược nếu tình hình giá cả thay đổi. Trớ trêu thay, tin tức rằng Ả Rập Xê-út sẽ bổ sung thêm một triệu thùng mỗi ngày vào nguồn cung toàn cầu có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến giá một khi bão tuyết ở Texas kết thúc.

Nhưng trong khi Ả Rập Xê Út tiếp tục sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết thì Nga cho rằng thị trường dầu mỏ đã được tái cân bằng. Phó Thủ tướng Alexander Novak đã nhận định như vậy vào tuần trước, được truyền thông Nga dẫn lời.

“Chúng tôi đã thấy sự biến động thấp trong vài tháng qua. Điều này có nghĩa là thị trường đang cân bằng và mức giá chúng ta đang thấy hôm nay phù hợp với tình hình thị trường”, ông Novak phát biểu với kênh truyền hình Rossiya 1. Ông Novak nói thêm rằng trong khi nhu cầu dầu mùa xuân năm ngoái thấp hơn 20-25% so với mức bình thường vào thời điểm này của năm, vào cuối năm 2020, mức suy giảm đã thu hẹp còn 8-9 phần trăm. Và Nga vẫn là một trong những quốc gia hầu như không tuân thủ thỏa thuận OPEC +. Quả thực, giống như Iraq, Nga đã sản xuất vượt hạn ngạch.

Nói về Iraq, quốc gia này báo cáo xuất khẩu dầu tăng trong hai tuần đầu tháng Hai bất chấp nỗ lực giảm sản lượng dầu thô hơn nữa để bù đắp cho tình trạng sản xuất quá mức trong năm ngoái. Theo Bloomberg, trong cả tháng 2, Iraq có thể vượt mức hạn ngạch tự áp đặt 3,6 triệu thùng/ngày và thậm chí là mức trần 3,85 triệu thùng/ngày của OPEC +.

Và rồi thì Iran, quốc gia đang tăng cường sản xuất vì nước này được miễn trừ khỏi việc cắt giảm của OPEC + và có kế hoạch lớn để quay trở lại thị trường dầu mỏ quốc tế sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ. Điều này vẫn chưa xảy ra, sau khi Washington ràng buộc việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với việc ngưng các hoạt động làm giàu uranium của Iran.

Điều có thể được coi là một cử chỉ thiện chí, vào đầu tháng này Mỹ cho biết họ đã hủy bỏ tuyên bố của chính quyền Trump rằng tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran đã được khôi phục. Tuyên bố này vô hiệu vì nó sử dụng các điều khoản từ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran mà Mỹ đã từ bỏ trước khi đưa ra tuyên bố. Trong mọi trường hợp, Iran có lý do để lạc quan rằng nước này sẽ sớm thoát khỏi trừng phạt và sẵn sàng bơm thêm dầu.

Mối bất hòa giữa phe diều hâu cắt giảm sản lượng và phe bồ câu tăng trưởng sản xuất trong OPEC + sẽ chỉ trở nên sâu sắc hơn với những tin tức có xu hướng tăng giá mới nhất về dầu. Nó đã khiến Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Saudi cảnh báo sự tự mãn.

“Tôi phải cảnh báo một lần nữa với sự tự mãn”, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết vào đầu tuần trước, được Bloomberg dẫn lời. “Tính không chắc chắn là rất cao và chúng ta phải cực kỳ thận trọng. Những tổn hại từ các sự kiện năm ngoái dạy chúng ta sự thận trọng”.

Sự không chắc chắn thực sự vẫn ở mức cao, và nguy cơ các nhà sản xuất Mỹ bị cám dỗ khi WTI ở mức trên 60 đô la. Công bằng mà nói, bây giờ họ đang cưỡng lại được sự hấp dẫn này, có lẽ cho thấy sự thận trọng giống như ông bin Salman đã nói trong tuần trước. Nhưng đến một lúc nào đó, sự cám dỗ có thể trở nên không thể cưỡng lại được và điều này đối với OPEC là một kịch bản ác mộng có thể xảy ra một lần nữa: các nhà sản xuất Mỹ tăng sản lượng nhờ OPEC + nỗ lực giữ giá đủ cao để có thể sinh lời.

Hiện tại, không có dấu hiệu nào cho thấy OPEC + sẽ từ bỏ chính sách hiện tại là tuân thủ mức cắt giảm 7,2 triệu thùng/ngày cho đến tháng Tư. Tuy nhiên, một lần nữa, như Bộ trưởng dầu mỏ của Ả Rập Xê Út đã nói, “Những ai đang cố gắng dự đoán động thái tiếp theo của OPEC +, đừng cố dự đoán điều không thể đoán trước”.

Nguồn tin: xangdau.net

028.37273883