Cuộc chiến thương mại Trung Mỹ bắt đầu từ tháng 4 và tiếp tục kéo dài đến hôm nay, mặc dù trong thời gian này tình hình có sự đảo ngược nhưng kết quả không như ý muốn, tình hình quan hệ thương mại Trung Mỹ hiện nay thậm chí còn gay gắt hơn. Có thể nói, Trung Quốc đã có những nỗ lực rất lớn trong quan hệ thương mại Trung Mỹ và những nhà kinh doanh Trung Quốc đều có thể hiểu được điều này. Trong bối cảnh quan hệ song phương ngày càng căng thẳng, mặt hàng bông không tránh khỏi trở thành quả cân trong cuộc chiến tranh thương mại, kể từ ngày 5/6 bông Mỹ giảm từ mức cao 93 cent/pound xuống còn 82 cent/pound, bông Trịnh Châu cũng từ 18.300 NDT/tấn đã giảm xuống còn 16.500 NDT/tấn. Ngày 06/7 là ngày hai nước Trung Mỹ quyết định cuối cùng có nên tăng thuế nhập khẩu lẫn nhau hay không, tác động về cuộc chiến thương mại đối với ngành dệt chất liệu bông của Trung Quốc đến mức nào, sẽ ảnh hưởng lớn đến biến động giá bông cuối kỳ như thế nào, dưới đây người viết sẽ phân tích từ tình hình thương mại dệt chất liệu bông của Trung Quốc với Mỹ và tình hình phát triển của ngành công nghiệp dệt chất liệu bông của Trung Quốc.
Tình hình thương mại dệt chất liệu bông Trung Mỹ
Như mọi người đều biết, ngành dệt chất liệu bông là một ngành công nghiệp thâm dụng lao động, với chi phí lao động rẻ và chính sách đầu tư thông thoáng của những năm 2003-2012 đã tạo ra một thời kỳ hoàng kim cho sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dệt chất liệu bông của Trung Quốc, sau đó chi phí lao động của Trung Quốc tăng, thị trường dệt chất liệu bông dần dần chuyển sang khu vực Đông Nam Á và tình hình xuất khẩu của ngành dệt chất liệu bông ở Trung Quốc đã bắt đầu co lại.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn là siêu cường hàng đầu về xuất khẩu hàng dệt may, nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay, Trung Quốc chú trọng hơn đến vai trò của nhu cầu trong nước, theo tìm hiểu, tỷ trọng quần áo tiêu thụ trong nước của Trung Quốc trong năm 2008 chiếm 76%, xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong năm 2017 đạt 2464 tỷ NDT, hàng may mặc, giày dép, nón mũ, sản phẩm dệt, dệt kim bán lẻ trong nước đạt 1565,5 tỷ NDT, tỷ trọng xuất khẩu chiếm khoảng 63,5%. Trong những năm gần đây, tỷ trọng của thị trường Mỹ trong xuất khẩu sản phẩm dệt chất liệu bông của Trung Quốc ổn định ở mức gần 16% và tỷ trọng này dần dần tăng lên theo sự phục hồi kinh tế Mỹ, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong năm 2017 đạt 268,583 tỷ USD, trong đó sản phẩm dệt đạt 110,491 tỷ USD, sản phẩm may mặc đạt 158,092 tỷ USD, chủ yếu xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hồng Kông, Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 45,393 tỷ USD, tỷ trọng thương mại hàng dệt may chất liệu bông của Trung Quốc sang Mỹ đạt 16,9%. Năm nay, tiêu thụ hàng may mặc của Mỹ có xu hướng phục hồi rõ rệt, tổng doanh số bán hàng tại các cửa hàng quần áo và phụ kiện của Mỹ từ tháng 1 – 5/2018 tăng 10,66%, dự báo tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng, còn nhu cầu ở thị trường Nhật Bản thấp, tổng doanh số bán hàng may mặc, vải và phụ kiện của Nhật Bản từ tháng 1 – 4 tăng 0,79% so với cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu về hàng may mặc ở Nhật Bản tăng trưởng ở mức thấp.
Từ những điều này có thể dự đoán được, cuộc chiến thương mại Trung Mỹ sẽ không kết thúc một cách vội vàng, cả hai bên đều cũng đã có sự chuẩn bị đầy đủ, nếu tình hình thương mại Trung Mỹ tiếp tục trầm trọng hơn, khả năng Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu dệt may của Trung Quốc là rất lớn.
Tình hình ngành dệt may Trung Quốc
Trong những năm gần đây, chi phí lao động của Trung Quốc tăng, lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt chất liệu bông bị giảm xuống, nhiều DN đã lựa chọn xây dựng nhà máy ở các nước Đông Nam Á, chỉ số phát triển ngành giảm, đặc biệt là chỉ số phát triển trong ngành sản xuất vải mộc giảm rõ rệt gần 4 năm nay, ngành dệt chất liệu bông của Trung Quốc hiện nay phát triển theo hướng đổi mới.
Giá bông thay đổi như thế nào sau khi tăng thuế?
Thứ nhất, Trung Quốc tăng thuế đối với bông Mỹ sẽ dẫn đến chi phí nhập khẩu bông tăng. Mặc dù số lượng bông nhập khẩu ở nước này không phải là lớn, nhưng tình hình năm nay đặc biệt, lượng tồn kho bông dự trữ Nhà nước của Trung Quốc giảm, cho dù Nhà nước có thông qua mở rộng thuế trượt để tăng nhập khẩu, hoặc Cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp tăng nhập khẩu, nhu cầu bông của Trung Quốc sẽ tăng mạnh so với các năm trước. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục tăng nhập khẩu bông Mỹ, chủ yếu do giá trị bông Mỹ cao hơn, nếu nhập khẩu bông của Mỹ không còn là lợi thế, Trung Quốc có thể sẽ phải nhập khẩu bông Úc, nhưng bông Úc bán ra trễ hơn, thường là vào tháng 4 – 9, thị trường sẽ có sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cung và cầu về mặt thời gian, điều này sẽ làm tăng tình hình căng thẳng của nhu cầu về bông chất lượng cao, do đó giá bông trong nước của Trung Quốc có khả năng tăng song song với giá bông toàn cầu.
Thứ hai, Mỹ tăng thuế đối với hàng dệt may Trung Quốc. Xét từ mối quan hệ Trung Mỹ gần đây, xác suất trao đổi thân thiện thương mại giữa hai nước Trung Mỹ đã không lớn, Trung Quốc và Mỹ đều tự tìm các kênh thương mại mới để ổn định nền kinh tế của họ. Đối với Mỹ, việc tăng thuế đối với Trung Quốc, nhập khẩu có thể được chuyển đến khu vực Đông Nam Á, nhưng đối với ngành dệt may chất liệu bông của Trung Quốc, việc mất thị trường với kim ngạch thương mại 300 tỷ NDT thậm chí lớn hơn nữa trong tương lai, sẽ làm cho ngành dệt may trong nước trở nên tồi tệ hơn, nó sẽ ép các DN dệt may trong nước đẩy nhanh tốc độ đầu tư ra nước ngoài, giảm nhu cầu về bông.
Cuối cùng, xét theo lộ trình giá cả của bông. Xét từ mặt cơ bản, ngay cả khi hai nước Trung Mỹ tăng thuế quan lẫn nhau, do diện tích trồng bông của hai nước này là cục diện đã rồi, ảnh hưởng không nhiều đến mặt cơ bản của thị trường bông hiện nay, nguồn cung trên thị trường bông toàn cầu vẫn căng thẳng trong 6 tháng cuối năm, giá cả cũng sẽ có xu hướng tăng trong tình hình hai nước tăng thuế quan lẫn nhau. Với việc giá bông tăng, nhu cầu bông của Trung Quốc suy giảm, nhu cầu về bông đã chuyển sang nhu cầu đối với nhập khẩu sợi bông, sợi nhập khẩu sẽ tăng lên và nếu ngành dệt chất liệu bông tăng tốc đầu tư ra nước ngoài, nhu cầu về bông sẽ bị giảm xuống nữa, giá bông sẽ có xu hướng giảm.
Vì vậy, người viết cho rằng, những căng thẳng thương mại Trung Mỹ chỉ mới bắt đầu, sau này có khả năng sẽ trở thành việc bình thường, nhưng tác động đến tình hình cung cầu bông trong ngắn hạn không lớn, sau khi thị trường trở lại mức cơ bản và sẽ có chu kỳ tăng, nhưng sẽ tác động lớn đến tình hình cung cầu bông cho năm tài chính tiếp theo, chi phí dệt chất liệu bông trong tương lai sẽ tăng hơn nữa, cơ cấu cung và cầu sẽ được sắp xếp lại trên thị trường toàn cầu, ngành công nghiệp dệt chất liệu bông của Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tốc độ trưởng thành trong nguy cơ này.
Nguồn: Trang mạng Nông sản phẩm Kỳ hạn