Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần hôm thứ 3 sau khi OPEC tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng và hy vọng mức tuân thủ sẽ cao hơn vì tổ chức này mong rằng các nước sản xuất khác cũng tham gia vào nỗ lực hạn chế thừa cung.
Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo nói trong một hội thảo công nghiệp tại London dữ liệu tháng 1 cho thấy mức tuân thủ của các thành viên OPEC trong việc hạn chế sản lượng là trên 90% và lượng dầu tồn kho sẽ giảm trong năm nay.
“Tất cả các nước vẫn kiên quyết đạt được một mức tuân thủ cao hơn nữa”, ông nói.
Giá dầu Brent tăng 48 cent/thùng (0,9%) lên 56,66 USD lúc 2:46 p.m. ET (1946 GMT). Đã có thời điểm trong phiên giá lên mức cao nhất ở 57,31 USD.
Dầu thô nhẹ của Mỹ tăng 66 cent (1,2%) lên mức 54,06 USD, mức cao nhất trong phiên là 54,68 USD.
Hợp đồng ga Mỹ tương lai giảm mạnh nhất trong nhóm năng lượng, giảm 1,5% xuống mức 1,4942/ gallon. Việc này đã đẩy chênh lệch giữa giá dầu thô và các sản phẩm xăng dầu xuống mức thấp nhất trong 1 năm.
Hồi tháng 11, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nước xuất khẩu dầu khác như Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng khai thác xuống gần 1,8 triệu thùng/ngày nhằm giảm tình trạng dầu xuống giá.
Ông Barkindo cho biết còn quá sớm để nói việc cắt giảm sản lượng, trong 6 tháng tính từ 1/1, có cần kéo dài hay giảm sâu thêm nữa vào cuộc họp tiếp theo của OPEC trong tháng 5.
Theo thỏa thuận, Iran được phép tăng sản lượng trên mức tháng 10 và Tehran hy vọng sản lượng sẽ đạt mức 4 triệu thùng/ngày vào giữa tháng 4.
Bộ trưởng dầu khí Iran Zanganeh phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng OPEC và các nước sản xuất dầu khác đều tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Từ góc độ kỹ thuật, việc củng cố chặt chẽ trên mức kháng cự quan trọng bị phá vỡ hồi năm ngoái cho thấy giá dầu đang trên đà tăng lên, Fawad Razaqzada, nhà phân tích kỹ thuật tại Forex.com cho biết.
Kể từ thỏa thuận của OPEC vào tháng 11, giá dầu thô dao động trong khoảng 5 USD.
Tuy nhiên, việc OPEC cắt giảm đã dấy lên làn sóng đầu cơ vào dầu thô, khiến giá bị đẩy lên chạm trần và có thể dẫn đến việc hiệu chỉnh.
Quỹ quản lý có số lượng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn dầu Brent và dầu thô Mỹ lớn nhất, dữ liệu cho thấy hôm thứ 2 và thứ 6, đánh cược vào việc giá tăng khi OPEC và các nước sản xuất khác cắt giảm sản lượng.
“Nếu những vị thế đầu cơ này bung ra, giá dầu sẽ cần 1 sự hiệu chỉnh lớn”, Jonathan Chan, nhà phân tích đầu tư tại Phillip Futures cho biết.
Tuy vậy, chỉ số RSI của hợp đồng dầu thô Mỹ tương lai vẫn giữ ở mức 58 vào hôm thứ 3, thấp hơn nhiều so với ngưỡng mua quá mức 70, theo dữ liệu của Reuters.
Ngân hàng của Mỹ Merrill Lynch giảm dự báo giá dầu Brent xuống mức trung bình 50-70 USD cho đến năm 2020, từ mức 55-75 USD khi việc sản xuất đá phiến Mỹ được phục hồi.
Nguồn tin: Ndh