Colombia bắt đầu khai thác dầu đá phiến

 

Ecopetrol, công ty dầu khí quốc gia Colombia, đã đăng ký thực hiện dự án thí điểm khai thác hydrocacbon đá phiến bằng phương pháp phá vỉa thủy lực (Hydraulic fracturing – HF) lần đầu tiên ở quốc gia này, theo thông cáo báo chí ngày 29/10 của công ty.

Ecopetrol dự kiến ​​bắt đầu một dự án về việc sử dụng phương pháp pháp vỉa thủy lực trong vùng Magdalena Medio trong năm 2019. Lưu vực Magdalena Medio nằm trong tỉnh Santader, phía bắc thủ đô Bogota. Trữ lượng tiềm năng của hydrocacbon đá phiến trong khu vực có thể từ 2 đến 7 triệu tấn, cho phép Colombia tăng sản lượng dầu lên gấp 2-3 lần.

Đối với Colombia, hiện đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên dầu mỏ, vì thế dự án phát triển khai thác dầu đá phiến rất quan trọng.

Kể từ năm 2021, tình trạng thiếu dầu nguyên liệu có thể xảy ra cho các nhà máy lọc dầu ở Colombia, điều đó sẽ gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp nhiên liệu trong nước. Hiện tại, Colombia chỉ sản xuất khoảng 19% hydrocacbon từ trữ lượng ước tính, nhưng nếu áp dụng phương pháp phá vỉa thủy lực, con số này có thể tăng lên 24-30%.

Ecopetrol hứa hẹn rằng nếu được cấp phép, dự án sẽ được đặc biệt chú ý từ quan điểm của các tiêu chuẩn sinh thái và an toàn. Điều này sẽ trấn an những người phản đối HF ở Colombia.

Thật vậy, công nghệ thủy lực cắt phá đang gây tranh cãi từ quan điểm môi trường. Tính đặc thù của việc khai thác hydrocacbon đá phiến là sự tiến hành thường xuyên các hoạt động thủy lực cắt phá sử dụng các hóa chất đặc biệt. Ngoài ra, hiện tượng động đất trong khu vực khai thác mỏ có thể xảy ra, liên quan đến tình trạng áp dụng thủy lực cắt phá. Vì vậy, với lý do này, HF đã bị cấm một thời gian tại Anh, nhưng bây giờ thì các dự án đá phiến đã được phép tiếp tục thực hiện.

Công nghệ HF từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi ở Colombia. Tổng thống mới của Colombia, I. Duque, người được bầu vào tháng 8 năm 2018, trong chiến dịch bầu cử của mình đã hứa cho phép tiến hành các hoạt động thủy lực cắt phá trong nước. Các kế hoạch phát triển hydrocarbon đá phiến cũng đã nhận được sự hỗ trợ trong quốc hội Colombia, điều này khiến cho Ecopetrol có nhiều khả năng hơn trong việc được cấp giấy phép áp dụng phương pháp phá vỉa thủy lực.

Được biết, Ecopetrol đang cố gắng phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan đến việc giá dầu bị giảm sâu một thời gian dài, và công ty bị buộc phải sử dụng các phương pháp truyền thống đã có phần lỗi thời.

Vì vậy, nếu 3 năm trước đây, công ty chỉ khoan được trung bình 120 giếng mỗi năm, thì từ năm 2018 tốc độ sẽ tăng lên 620 giếng/năm.

Nguồn: Petrotimes

028.37273883