Đơn vị thực hiện dự án: Công ty TNHH Tư vấn Thông tin Triển Vọng Bông, Bắc Kinh
Đối tượng khảo sát: các DN dệt sợi bông ở Tân Cương, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam, Giang Tô, Chiết Giang, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tây, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hồ Nam… và Khu tự trị
Mặc dù tháng 7 là tháng thấp điểm của ngành công nghiệp dệt sợi bông, nhưng việc sản xuất và tiêu thụ của chuỗi công nghiệp tương đối ổn định. Theo kết quả khảo sát 90 DN dệt sợi bông được chọn của Hệ thống Thông tin Cảnh báo Bông Trung Quốc cho thấy, lượng tồn kho nguyên liệu của các DN dệt sợi bông giảm nhẹ, cơ cấu sử dụng bông ổn định, sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may cơ bản giống như tháng trước, lượng tồn kho sợi, vải tăng nhẹ.
- Sản xuất và tiêu thụ hàng dệt cơ bản như tháng trước
Việc sản xuất và bán hàng dệt cơ bản giống như tháng trước. Theo khảo sát, sản lượng sợi trong tháng 7 giảm 0,08% so với tháng trước, giảm 0,23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sợi 100% bông chiếm tỷ trọng 74,63%, tăng 2,13% so với tháng 6; sợi pha chiếm 21,18%, giảm 2,1% so với tháng 6. Sản lượng vải giảm 1,02% so với tháng 6 và giảm 0,12% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tỷ trọng vải 100% bông tăng 2,13% so với tháng 6. Tỷ lệ bán sợi đạt 82,01%, giảm 3,1% so với tháng 6. Lượng sợi tồn kho của các DN dệt sợi là 20,97 ngày, tăng 0,83 ngày so với tháng 6; lượng tồn kho vải là 25,33 ngày, tăng 2,16 ngày so với tháng 6.
- Giá sợi nhập khẩu đã tăng mạnh
Giá sợi bông thị trường trong nước vẫn duy trì ổn định trong tháng 7. Theo khảo sát, giá trung bình của sợi 100% bông chi số 32 trong tháng 7 là 23.835 NDT/tấn, giảm 18 NDT/tấn so với tháng 6, với mức giảm là 0,1%, tăng 728 NDT/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng là 3,15%; giá trung bình tháng của sợi 100% bông nhập khẩu chi số 32 là 24.195 NDT/tấn, tăng 242 NDT/tấn so với tháng 6, với mức tăng là 1,0%, tăng 876 NDT/tấn so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng là 3,76%. Do sự mất giá của đồng NDT, giá thành kết toán của sợi nhập khẩu tăng mạnh, mức giá tăng đáng kể, giá sợi nhập khẩu giao ngay trong cuối tháng cao hơn giá sợi trong nước 540 NDT/tấn.
III. Lượng tồn kho nguyên liệu của các DN đã giảm nhẹ
Việc bán bông dự trữ đã được gia hạn đến cuối tháng 9 và các DN dệt sợi dùng đến đâu mua đến đó, lượng tồn kho nguyên liệu của các DN đã giảm nhẹ. Lượng tồn kho bông của các DN dệt sợi tính đến ngày 31/7 đạt 795.400 tấn, giảm 32.200 tấn so với cuối tháng 6, tăng 85.100 tấn so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó 27% DN giảm lượng tồn kho bông, 23% DN tăng lượng tồn kho bông và 50% DN không thay đổi.
Cơ cấu sử dụng bông của các DN dệt sợi ổn định:
- Trong tổng lượng bông các DN dệt sợi sử dụng, lượng bông Tân Cương chiếm 77,56%, tăng 2% so với tháng 6, giảm 3,83% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng bông dự trữ Tân Cương chiếm tỷ trọng 22,37%, bông vụ mới chiếm 77,63%;
- Tỷ trọng bông ngoài vùng Tân Cương các DN dệt sợi sử dụng chiếm 10,23%, giảm 0,43% so với tháng 6, trong đó bông dự trữ ngoài vùng Tân Cương chiếm 12,37%, bông vụ mới chiếm 87,63%;
- Tỷ trọng bông nhập khẩu các DN dệt sợi sử dụng chiếm 12,21%, giảm 1,57% so với tháng 6, giảm 0,60% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Xuất khẩu dệt may tăng
Từ các dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong tháng 7/2018 đạt 26,95 tỷ USD, tăng 5,74% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 5,78% so với tháng 6, trong đó kim ngạch xuất khẩu của xơ sợi, vải và sản phẩm dệt đạt 10,159 tỷ USD, tăng 8.78% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 4,91% so với tháng 6; kim ngạch xuất khẩu quần áo và phụ kiện đạt 16,792 tỷ USD, tăng 3,99% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 13,51% so với tháng 6.
Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt của Trung Quốc từ tháng 1 – 7/2018 đạt 68,461 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo đạt 85,906 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn:Hiệp hội Bông Trung Quốc