Đầu tư vào Tân Cương sẽ ra sao? Nếu các doanh nghiệp dệt may không quên tâm nguyện ban đầu sẽ không phải hoang mang

 

Từ trước đến nay, Tân Cương do được lợi thế tài nguyên độc đáo và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng nhất của ngành công nghiệp dệt sợi bông Trung Quốc. Khu vực Tân Cương từ khi giữ ánh hào quang “vai chính” đến nay có thể được cho là một khu vực “nóng”. Không chỉ nóng trong thời tiết nóng, nhiều doanh nghiệp dệt may cả nước dấy lên một làn sóng đầu tư vào Tân Cương khiến cho Tân Cương càng được quan tâm hơn, “độ nóng” đó chưa hề giảm xuống.

Nếu nói “độ nóng” của những năm trước là trong dự đoán, thì “độ nóng” năm nay là nằm ngoài dự đoán. “Thông tư khẩn về kiểm soát chặt chẽ sự phát triển mất trật tự của ngành công nghiệp dệt sợi bông” do Chính phủ Khu tự trị ban hành vào tháng 3 năm nay, như một lời nhắc nhở cho những DN dệt sợi bông đang tăng tốc đầu tư vào khu vực Tân Cương, đồng thời với việc đẩy nhanh mở rộng năng lực sản xuất, đòi hỏi không chỉ là đảm bảo về lượng mà còn phải về chất. Trong bối cảnh những chính sách Nhà nước hiện hành, nhân sĩ trong ngành nên nhìn vào sự phát triển của ngành công nghiệp dệt sợi bông ở Tân Cương trong tương lai như thế nào? Cùng với việc đẩy mạnh chuyển đổi và nâng cấp liên tục của ngành, các DN dệt sợi bông Tân Cương sẽ ra sao?

Trong hội thảo “Máy dệt Thiên Môn • hình ảnh Đại Hằng” về công nghệ dệt sợi bông tiên tiến năm 2018 (Tân Cương) trong một vài ngày trước do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Dệt sợi bông toàn quốc, Tòa soạn Tạp chí “Công nghệ Dệt sợi Bông”, Hiệp hội Dệt may Aksu của Tân Cương đồng tổ chức, được ban lãnh đạo, kỹ sư và nhân viên kỹ thuật của các DN dệt sợi trong và ngoài vùng Tân Cương quan tâm và tham gia nhiệt tình, tiến hành thảo luận sâu về những vấn đề nêu trên, đã khơi gợi những ý tưởng mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp dệt sợi bông Tân Cương theo chính sách mới, các DN dệt sợi giữ vững tâm nguyện ban đầu là kiên trì công nghệ mới tiên tiến, quay về với chất lượng và hiệu quả, thì các DN dệt sợi mới có thể đạt được sự phát triển chất lượng cao. Hơn 600 đại biểu từ hơn 150 DN cả trong và ngoài vùng Tân Cương đến tham dự hội thảo.

Chính sách hỗ trợ hiệu quả rõ rệt

Quy mô sản xuất của các DN dệt sợi tập trung ở Tân Cương được mở rộng

Từ dữ liệu cho thấy, tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định cho ngành dệt may ở Tân Cương từ năm 2014-2017 lên tới 136,225 tỷ NDT, từ tỷ trọng 0,9% cả nước của năm 2014 tăng đến 3,47% trong năm 2017. Điều này cho thấy, ngành dệt may ở Tân Cương đang phát triển nhanh chóng và quy mô sản xuất của ngành đã mở rộng đáng kể.

Ngay từ năm 2014, một số lượng lớn các DN dệt may lớn mạnh trong nước đến đầu tư và xây dựng nhà máy ở Tân Cương,  đầu tư công nghiệp và số lượng DN ở Tân Cương tăng trưởng nhanh chóng, quy mô sản xuất và trình độ kĩ thuật đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các thiết bị sản xuất sợi bông và kĩ thuật công nghệ mới đều là hàng đầu quốc tế. Theo ông Lương Dũng, Phó Tổng thư ký Chính phủ nhân dân Khu tự trị Uygur thuộc Tân Cương cho biết, số lượng DN trong toàn khu vực tăng từ 560 DN đầu năm 2014 lên đến 2.703 DN cuối năm 2017, tăng thêm 2.143 DN mới, trong đó có 616 DN từ các tỉnh ngoài Tân Cương, vốn đầu tư thực tế hơn 80 tỷ NDT, chiếm 70% toàn ngành. Các DN dệt may top 100 trong nước như Texhong, Kim Thăng, Hongdou, Jifa… đều đến đầu tư vào Tân Cương, các DN dệt may như Huafu, Ruyi, Xinye đã đầu tư vào Tân Cương một vài năm trước cũng nhanh chóng mở rộng quy mô đầu tư.

Các DN dệt may dấy lên làn sóng đầu tư vào Tân Cương, điều này có thể thấy được từ sự bố trí sản xuất của các DN dệt sợi bông lên sàn ở Trung Quốc hai năm qua. Năm 2017, năng lực sản xuất của DN Thời trang Huafu đạt 1,8 triệu cọc sợi, trong đó 880.000 cọc được phân bố tại Tân Cương. Hiện nay, DN Thời trang Huafu có 4 dự án nhà máy dệt sợi màu quan trọng đang được xây dựng, trong đó tại khu vực Tân Cương có 3 dự án dệt sợi màu cao cấp tại Aksu với quy mô lần lượt 160.000 cọc, 210.000 cọc và 150.000 cọc. Bên cạnh đó, DN này cũng vừa thông báo kế hoạch sẽ dần chuyển năng lực sản xuất sợi 60.000 cọc của DN đến khu vực Tân Cương và sẽ hoàn tất trước tháng 8.

Nhiều năng lực sản xuất lớn của các DN dệt may tập trung đến Tân Cương tất nhiên cũng do sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi. Ông Tiêu Ngọc Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Bông Tân Cương, Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Bông Tân Cương cho biết, sự hỗ trợ từ các chính sách đã mang lại cơ hội hiếm có cho sự phát triển của ngành công nghiệp dệt sợi bông Tân Cương. Trong năm 2014, Nhà nước đã thực hiện trợ cấp 800 NDT/tấn cho các DN dệt sợi bông sử dụng bông Tân Cương, tăng trợ cấp cho vận chuyển sợi bông và vải bông ra khỏi Tân Cương từ 900 NDT/tấn lên đến 1.000 NDT/tấn, thực hiện mức giá điện 0,35 NDT/kWh cho các DN dệt may… Trong năm 2015, chính sách hỗ trợ cho Tân Cương tiếp tục được tăng cường thêm, khiến cho tốc độ chuyển dịch về phía Tây của ngành dệt sợi bông nhanh hơn. Với sự tích tụ năng lực sản xuất, Tân Cương đã trở thành một trong những cơ sở công nghiệp dệt sợi bông quan trọng nhất ở Trung Quốc.

Năng suất sản xuất dư thừa ẩn chứa mối quan ngại

Chuỗi sản xuất không cân bằng hạn chế sự phát triển lành mạnh

Đúng với câu dục tốc bất đạt, tốc độ phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp dệt sợi bông ở Tân Cương vượt ngoài dự tính, vấn đề dư thừa năng lực sản xuất cũng đang ngày càng nổi bật.

Trong buổi Hội thảo công nghệ dệt sợi bông tiên tiến năm 2018 (Tân Cương), ông Dương Hiểu Đông, Phó Giám đốc Văn phòng Quản lý Dệt may Tân Cương đã giới thiệu về tình hình phát triển của ngành công nghiệp dệt sợi bông Tân Cương và phân tích các vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển ngành dệt sợi bông của Tân Cương. Ông cho biết, việc đầu tư cho ngành dệt sợi bông ở Tân Cương đã kích thích có hiệu quả lao động địa phương và các khoản đầu tư đáng kể; tăng tỷ lệ chuyển hóa tại chỗ của nguyên liệu, thúc đẩy việc mở rộng chuỗi sản xuất; tăng thu nhập thuế cho địa phương. Nhưng do tốc độ tăng trưởng quá mức của năng lực sản xuất, chuỗi sản xuất phát triển không cân bằng; khả năng lao động dệt may còn thấp; tỷ lệ trợ cấp tài chính quá lớn; chủng loại sản phẩm còn ít, gặp phải các vấn đề cạnh tranh đồng nhất về chất lượng nghiêm trọng.

Về mối lo ngại đối với sự kiểm soát nghiêm ngặt do phát triển mất trật tự của ngành công nghiệp dệt sợi bông Tân Cương, ông Dương Hiểu Đông phân tích và giải thích tình hình phát triển của ngành dệt sợi bông Tân Cương hiện nay. Từ dữ liệu cho thấy, tính đến cuối năm 2017, năng lực sản xuất dệt sợi bông ở Tân Cương đã đưa vào sản xuất đạt 17,46 triệu cọc sợi. Về vấn đề này, ông nói nếu không có các biện pháp đưa ra nhằm ngăn chặn việc mở rộng sản xuất dệt sợi bông một cách mất trật tự, năng lực sản xuất dệt sợi bông của Tân Cương trong năm nay sẽ vượt qua mục tiêu “đạt 20 triệu cọc (bao gồm Công ty Binh Đoàn) trên toàn Khu tự trị Tân Cương vào năm 2023”. Sau khi kiểm soát được năng lực sản suất mới tăng của Tân Cương, có thể ngăn chặn việc tiếp tục mở rộng sản xuất dệt sợi bông một cách mất trật tự, tốc độ tăng trưởng năng lực sản xuất dệt sợi của cả nước sẽ dần dần trở về tình trạng hợp lý. Do đó, việc tăng cường các biện pháp quản lý cụ thể trong các dự án dệt sợi bông đang xây dựng cho phép các DN nhanh chóng điều chỉnh phương hướng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển theo hướng chất lượng cao.

Quay trở lại với chất lượng và hiệu quả mới là lối thoát

Đổi mới công nghệ là cốt lõi của việc chuyển đổi mô hình của các DN dệt may

Việc điều chỉnh chính sách là để chuyển đổi và nâng cấp ngành công nghiệp dệt may và đảm bảo sự phát triển tốt của ngành. Ông Dương Hiểu Đông cho biết, các DN phải nắm rõ phương hướng chính sách, mà còn phải xác định rõ quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh doanh, định hướng rõ ràng không mù quáng, trở lại với chất lượng và hiệu quả, công nghệ tiên tiến là nền tảng.

Ông Trương Bằng, Giám đốc Văn phòng Việc làm Dệt may của Khu vực Aksu thuộc Tân Cương cho biết tại hội thảo, các DN dệt may ở Aksu từ 38 DN đã phát triển đến 432 DN, đứng đầu ở Tân Cương. Nhiều DN đã gặp phải một số khó khăn trong phát triển do tác động bởi các điều chỉnh trong chính sách, đó là điều không thể tránh khỏi trong quá trình điều chỉnh. Là đơn vị thực hiện chính sách ưu đãi đối với ngành dệt may Tân Cương, nhất định sẽ tăng cường nỗ lực thực hiện chính sách, nỗ lực ổn định để mở rộng các kênh tài chính, tăng cường sự hỗ trợ của chuỗi sản xuất, giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính và việc làm, để đảm bảo sự phát triển bền vững và lành mạnh của toàn bộ chuỗi sản xuất công nghiệp.

Mặc dù ngành công nghiệp dệt may Tân Cương đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhưng chất lượng và hiệu quả nên được xem là mục tiêu theo đuổi của các DN. Cùng với việc không ngừng thúc đẩy chuyển đổi nâng cấp ngành, các DN dệt sợi bông mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn do điều chỉnh và chuyển đổi, nhưng trong quá trình này có thể cảm nhận rõ rệt tình hình chất lượng và hiệu quả được cải thiện tốt. Ông Trương Bằng cho rằng, việc chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp cần tư duy công nghệ mới thực hiện sản xuất thông minh, các DN dệt sợi bông nên tiếp tục duy trì tinh thần đổi mới, giúp đở lẫn nhau cùng tiến trên con đường dệt may thông minh.

Trong diễn đàn lần này đặc biệt có tổ chức thêm “địa điểm hội nghị phụ + đối thoại thượng đỉnh + diễn đàn hội nghị thượng đỉnh” để phục vụ các DN dệt sợi bông Tân Cương ở mọi khía cạnh. Trong hiện trường “Diễn đàn dệt may và Hội thảo giải đáp kỹ thuật khu vực Aksu”, các vị lãnh đạo ngành công nghiệp dệt may Aksu, Tân Cương, chủ các DN dệt may Aksu, các chuyên gia kỹ thuật và học giả có uy tín trong ngành dệt sợi bông cả nước đã cùng nhau trao đổi thảo luận, đã tương tác với nhau tất cả những nghi vấn và khó khăn mà ngành dệt sợi bông Tân Cương gặp phải trên con đường phát triển kinh doanh, các vị khách mời cũng đã tham gia vào các cuộc thảo luận về tình trạng hiện tại của sự phát triển của Tân Cương và những khó khăn đang gặp phải như: kỹ thuật, tài chính, lao động và vận chuyển…

Nguồn: Tin tức Dệt may Trung Quốc

028.37273883