Chiến tranh thương mại Trung Mỹ tăng lên, xuất khẩu dệt may Trung Quốc bị ảnh hưởng

 

Ngày 11/7/2018, Chính quyền Trump lại công bố thêm danh mục áp thuế đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức 10% thuế theo giá đối với các mặt hàng có tổng kim ngạch khoảng 200 tỷ USD của Trung Quốc, nhằm đáp trả lại việc Trung Quốc áp thuế quan trả đũa lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có tổng kim ngạch 34 tỷ USD. Danh mục này liên quan đến hàng nông sản, nhu yếu phẩm, hàng dệt, nón mũ, sản phẩm kim loại…, đợt áp thuế mới này sau khi niêm yết công khai, chính quyền Trump sẽ tổ chức một buổi điều trần từ ngày 20 – 23/8, sau khi kết thúc niêm yết công khai vào ngày 30/8 sẽ có quyết định thêm.

Nhận xét:

Hàng dệt của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ được liệt vào danh sách mới đề xuất áp 10% thuế, danh sách áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của Mỹ công bố ngày 03/4, liên quan đến trị giá khoảng 50 tỷ USD, thuế suất dự kiến ​​là 25%, chủ yếu tác động đến ngành hàng không, hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin và truyền thông, các ngành công nghiệp robot và máy móc, hàng dệt may không nằm trong danh mục áp thuế đợt này, chủ yếu là lo sự gia tăng chi phí tiêu thụ của cư dân Mỹ do tăng thuế. Vào ngày 6/7, Mỹ đã chính thức áp thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc, Trung Quốc ngay lập tức công bố mức thuế trả đũa đối với hàng hóa trị giá tương đương của Mỹ.

Đợt này Mỹ đưa ra một danh sách áp 10% thuế quan với các mặt hàng có tổng kim ngạch khoảng 200 tỷ USD của Trung Quốc đã mở rộng chủng loại hàng hóa, liên quan đến hơn 6.000 dòng thuế, các tranh chấp thương mại leo thang hơn nữa, trong đó hơn 1.000 mặt hàng dệt may bị ảnh hưởng, chủ yếu là mặt hàng dệt (HS50 ~ 60) và nón mũ (HS65), như nguyên liệu dệt, xơ sợi, vải, thảm, hàng dệt dùng trong công nghiệp, da…, chưa bao gồm may mặc (HS61 ~ 63) như quần áo dệt kim, dệt thoi, giày dép, đồ dệt gia dụng… Sự tăng thuế đợt này chủ yếu ảnh hưởng đến ngành dệt ở thượng nguồn của chuỗi sản xuất, các DN sản xuất hàng may mặc và giày dép ở khâu tiêu dùng xuất khẩu sang Mỹ về cơ bản không bị ảnh hưởng.

Hàng dệt của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị ảnh hưởng bởi mức tăng thuế quan trị giá hơn 10 tỷ USD, khả năng cạnh tranh xuất khẩu dệt sẽ giảm.

Theo thống kê của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Dệt may Trung Quốc, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu thô của Trung Quốc sang Mỹ trong năm 2017 tổng cộng đạt 45,64 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc, Mỹ là thị trường đơn lẻ lớn nhất cho xuất khẩu dệt may của Trung Quốc, tổng cộng có 35.000 DN xuất khẩu dệt may và nguyên liệu sang thị trường Mỹ, danh mục áp thuế đợt này sẽ tác động đến hàng dệt may trị giá 10,3 tỷ USD của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, chiếm 22,6% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Trung Quốc sang Mỹ, chiếm 3,81% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc, với khoảng 20.000 DN xuất khẩu có liên quan. Với chi phí lao động, đất đai ngày càng tăng tại Trung Quốc, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam, Ấn Độ, Mexico và các nước khác tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sang thị trường Mỹ sau năm 2015 giảm đáng kể, hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2017 tăng khoảng 1%. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, tỷ trọng hàng dệt may nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2018 chiếm 35,8%, suy giảm 1,45% so với năm 2015, tỷ trọng này của Việt Nam, Ấn Độ và các nước khác đã tăng. Trước đợt đề xuất áp thêm thuế quan lần này, mức thuế suất nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc của Mỹ dao động từ 0 đến 25%, một số mặt hàng có thể được miễn thuế, đợt này đề xuất mức thuế 10%, một mức thuế tương đối lớn, nếu khi việc tăng thuế này có hiệu lực sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.

Nhu cầu của thị trường nước ngoài tăng lên, tỷ giá hối đoái giảm đã giúp cải thiện xuất khẩu dệt may của Trung Quốc, dự báo việc leo thang tranh chấp thương mại sẽ ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi xuất khẩu.

Ngành dệt may của Trung Quốc từ năm 2015-16 tác động bởi nhu cầu của nước ngoài suy giảm, đơn đặt hàng dịch chuyển đến các nước Đông Nam Á…, xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tiếp tục giảm, cùng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2017, nhu cầu của thị trường nước ngoài tốt hơn, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc dần dần tăng trở lại. Nhu cầu của nước ngoài trong năm 2018 tăng mạnh và tỷ giá hối đoái của đồng NDT bị mất giá liên tục sau tháng 4, tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ so với đồng NDT tính đến ngày 11/7/2018 là 6,6750, tổng cộng đã giảm 4,95% kể từ tháng 5, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018 tăng 3,35%, đã tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tổng cộng đã tăng 10,75%, quần áo gia tăng 2,34%, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt tăng nhiều hơn so với quần áo.

Sự leo thang của cuộc chiến thương mại Trung Mỹ đã ảnh hưởng đến xu hướng hồi phục xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc. Nếu danh mục hàng hóa trị giá 200 tỷ USD áp 10% thuế công bố ngày 11/7 có hiệu lực trong thời gian tới, tỷ lệ của xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi đợt này là khoảng 3,81%, đơn hàng của những loại này chủ yếu là các loại sản phẩm dệt ở thượng nguồn như nguyên liệu, xơ sợi, vải…, trong đó mức độ đồng nhất của nguyên liệu dệt và xơ sợi cao, chi phí sẽ tăng sau khi áp thuế, khiến các công ty Mỹ phải chuyển các đơn đặt hàng sang các nước khác như Đông Nam Á. Do đó, xu hướng phục hồi xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc dự báo ​​sẽ bị ảnh hưởng, trong đó mức độ phục hồi trong xuất khẩu hàng dệt may sẽ bị suy yếu.

Còn về các DN, sau khi cuộc chiến thương mại leo thang, sự phân bố năng lực sản xuất của các DN dệt may hàng đầu tương đối ít bị ảnh hưởng. Trong những năm gần đây, vấn đề tăng chi phí lao động trong nước, “tuyển dụng khó khăn” ngày càng nổi rõ, cùng với việc Chính phủ đã đưa ra thêm các yêu cầu về bảo vệ môi trường, năng lượng…, một số DN dệt may hàng đầu đã chuyển năng lực sản xuất sang Việt Nam, Bangladesh và các nước Đông Nam Á khác, để tận hưởng những lợi thế về chi phí lao động thấp tại địa phương và những ưu đãi về thuế. Cuộc tranh chấp thương mại có thể dẫn đến một số thương hiệu quần áo khi cân nhắc về chi phí sẽ tăng đơn đặt hàng đến các nước ở Đông Nam Á, so với các DN xuất khẩu lấy sản xuất trong nước là chính, sự phân bố năng lực sản xuất của các DN dệt may hàng đầu trên toàn cầu tương đối ít bị ảnh hưởng, khả năng chống rủi ro tăng lên.

Nguồn: Trang mạng Chứng khoán Quang Đại

028.37273883