Ngày 28/9/2016, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đã ban hành “Quy hoạch phát triển ngành dệt may (2016-2020)”. Trong “Quy hoạch” có nêu ra, cần lấy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả làm trung tâm, thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung là chủ lực, ba chiến lược trọng tâm là tăng thêm chủng loại, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu; nâng cao năng lực đổi mới, tối ưu hóa cấu trúc công nghiệp, thúc đẩy sản xuất thông minh và sản xuất xanh, hình thành động năng phát triển mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh mới, hướng ngành công nghiệp đến trình độ trung và cao cấp, bước đầu xây dựng thành công cường quốc dệt may. “Quy hoạch” đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho sáu vấn đề sau: nâng cao năng lực đổi mới công nghiệp, mạnh mẽ thực hiện chiến lược “tam phẩm” nêu trên, thúc đẩy sản xuất dệt may thông minh, tăng nhanh tiến trình phát triển xanh, thúc đẩy phát triển phối hợp khu vực và nâng cao sức mạnh tổng thể của DN. “Quy hoạch” là một bản kế hoạch chuyên ngành để hướng dẫn sự phát triển của ngành dệt may trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi và nâng cấp ngành dệt may và tạo ra lợi thế cạnh tranh mới cho ngành này.
(2) Mô hình mới “Internet + dệt may”
Ngành công nghiệp dệt may đang chịu rủi ro từ việc bán hàng chậm, ngành này có thể tạo ra sự cải thiện lớn thông qua việc áp dụng mô hình “Internet +”. Một mặt, các DN trong ngành có thể sử dụng Internet để thiết lập nền tảng bán hàng trực tiếp đối với khách hàng ở cuối nguồn, đồng thời họ có thể nhận được phản hồi trực tiếp từ khách hàng về sản phẩm họ sản xuất và có thể thực hiện các chiến lược cải tiến kịp thời. Mặt khác, các dữ liệu lớn về công nghệ dựa trên nền tảng Internet đối với các DN mà nói, có thể xây dựng mô hình cảnh báo có liên quan tốt hơn, phân tích xu hướng biến động về cung cầu của sản phẩm và sở thích của khách hàng, để có thể kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh và loại bỏ sản phẩm xấu. Ngoài ra, sự phát triển liên tục của Internet có thể nâng cao hiệu quả quản lý DN và thông qua hoạt động của tinh giản, thống nhất quản lý sản xuất, tài chính, sau bán hàng, vv, tăng cường quản lý tổ chức doanh nghiệp.
(3) Điều chỉnh cơ cấu công nghiệp khu vực
Thực hiện ba chiến lược: “Một vành đai một con đường”, sự phối hợp phát triển của Bắc Kinh – Thiên Tân và Hà Bắc, vành đai kinh tế sông Dương Tử để cung cấp cơ hội mới nhằm thúc đẩy sự phát triển phối hợp của dệt may trong khu vực. Xây dựng khu vực cốt lõi của vành đai kinh tế con đường tơ lụa Tân Cương và thực hiện một loạt các chính sách để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, tạo công ăn việc làm ở Tân Cương, thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Tân Cương tiến lên một tầm cao mới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị hóa mới, đặc biệt là hướng dẫn đô thị hoá cho 100 triệu người ở khu vực miền Trung và miền Tây, sẽ tăng cường động lực nội sinh cho sự phát triển của ngành dệt may ở miền Trung và miền Tây. Đẩy nhanh việc điều chỉnh hệ thống phân công lao động và cải cách hệ thống thương mại dệt may toàn cầu, sẽ khuyến khích các DN sử dụng hiệu quả hai thị trường và hai nguồn tài nguyên, mà còn tích cực để “chuyển dịch ra nước ngoài” để nâng cao trình độ quốc tế hóa ngành dệt may, tạo ra một cục diện mới về mở cửa và phát triển của ngành công nghiệp dệt may.
(4) Sản xuất thông minh
Trong bối cảnh chi phí lao động không ngừng gia tăng, việc nâng cấp trình độ công nghệ kỹ thuật số và công nghệ thông minh của thiết bị dệt may đã trở thành một phương tiện quan trọng để ngành dệt may cải thiện năng suất lao động và ổn định chất lượng sản phẩm. Trước hết, việc đưa vào một số máy móc sản xuất hàng cao cấp trong chừng mực nào giúp làm giảm nhu cầu cấp bách về công nhân dệt may của các DN, lấy chi phí khấu hao của máy móc thay thế cho tiền lương ngày càng tăng, giải quyết tốt hơn rủi ro của chi phí lao động tăng cao. Thứ hai là, việc đưa vào mạng lưới sản xuất thông minh cho phép các DN nắm bắt tốt hơn toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, giúp các DN có thể giảm chi phí sản xuất. Nền tảng sản xuất thông minh cũng có thể nâng cao độ chính xác của sản phẩm và làm cho độ tinh vi của các sản phẩm dệt may vượt hơn giới hạn của lao động.
- Các yếu tố bất lợi
(1) Lợi thế chi phí không còn
Trong những năm gần đây, chi phí của ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc đã tăng lên đáng kể và lợi thế chi phí không còn nữa. Ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc phải đối mặt với bốn chi phí cao, trước hết là chi phí lao động. Với lợi thế từ nhân khẩu lao động giá rẻ của Trung Quốc đã không còn, sự vượt lên của ngành dệt may ở Đông Nam Á và những nơi khác, môi trường nước ngoài đã mang lại những thách thức nghiêm trọng cho các DN dệt may trong nước của Trung Quốc. Dưới hai tầng áp lực từ việc “tái công nghiệp hóa” của các nước phát triển và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động của các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi là hiển nhiên, lợi thế so sánh quốc tế của ngành dệt may Trung Quốc đang suy yếu. Ba chi phí tiếp theo là: chi phí năng lượng, chi phí vận chuyển và chi phí quản lý môi trường.
(2) Thiếu tài năng chuyên nghiệp
Công nhân dệt may khan hiếm hàng năm, và thiếu nguồn cung công nhân lành nghề. Cùng với sự biến đổi xã hội, trình độ văn hóa của quần chúng nhìn chung được nâng cao, thế hệ thanh niên ít sẵn sàng tham gia vào làm các ngành kỹ thuật như dệt may, công nhân không còn là lựa chọn hàng đầu của lao động trẻ, nhà máy dệt may đang trong tình trạng thiếu hụt nhân công tạm thời.
Các DN dệt may thiếu tinh thần sáng tạo và các nhà thiết kế dệt may thiếu khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng. Hầu hết các DN dệt may là các mô hình làm gia công và lợi nhuận chính của thành phẩm thuộc về bên thiết kế dệt may. Dệt may trong nước khó có được sự công nhận của thị trường và nhờ đó có được mức giá cao hơn. Giá trị gia tăng của các sản phẩm của các DN thấp và hầu hết trong số họ dựa vào “lợi nhuận nhỏ nhưng doanh số lớn” để có được nền kinh tế có quy mô.
(3) Năng lực sản xuất các sản phẩm cấp thấp dư thừa
Hàng dệt may của Trung Quốc có truyền thống chiếm lĩnh thị trường quốc tế với giá xuất khẩu thấp, mặc dù khối lượng xuất khẩu rất lớn nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm lại thấp đáng kể. Hiện nay, việc cung cấp hiệu quả các sản phẩm trung và cao cấp của ngành dệt may Trung Quốc là không đủ và năng lực sản xuất các sản phẩm cấp thấp mang tính cơ cấu và giai đoạn đã dư thừa. Dự báo việc cải cách nguồn cung của ngành dệt sẽ tiếp tục loại bỏ năng lực sản xuất lạc hậu, đặc biệt trong bối cảnh chi phí lao động cao, không gian tồn tại trong tương lai của các sản phẩm giá trị gia tăng thấp sẽ ngày càng bị hạn chế hơn.
Dự báo doanh thu bán hàng
Năm 2016, các DN dệt may có quy mô của Trung Quốc đạt được doanh thu bán hàng là 4.090 tỷ NDT, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2015; năm 2017, doanh thu bán hàng là 3,800 tỷ NDT, giảm 7,08% so với cùng kỳ năm 2016. Chúng tôi dự báo, vào năm 2018 doanh thu bán hàng dệt may của Trung Quốc sẽ đạt 3.880 tỷ NDT, tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm trong 5 năm tiếp theo (2018-2022) khoảng 2,84%, doanh thu bán hàng dệt may của Trung Quốc trong năm 2022 sẽ đạt 4.340 tỷ NDT.
Dự báo tổng lợi nhuận
Đến năm 2016, tổng lợi nhuận của các DN dệt may có quy mô của Trung Quốc đạt 219,41 tỷ NDT, tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2015; năm 2017, tổng lợi nhuận đạt 197,65 tỷ NDT, giảm 9,92% so với cùng kỳ năm 2016. Chúng tôi dự báo, tổng lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc trong năm 2018 sẽ đạt 200,8 tỷ NDT, tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm trong 5 năm tiếp theo (2018-2022) khoảng 2,95%, tổng lợi nhuận của ngành dệt may Trung Quốc trong năm 2022 sẽ đạt 225,6 tỷ NDT.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn Đầu tư Công nghiệp Trung Quốc