Thị phần hàng may mặc của Việt Nam liên tục mở rộng tại Hàn Quốc

 

Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,29 tỷ USD, tăng 25,31% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 217 triệu USD, tăng 26,16% so với tháng 5/2018 và tăng 49,65% so với tháng 6 năm 2017.

Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2017 chủ yếu do sức cạnh tranh cao của hàng may mặc Việt Nam và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Hàn Quốc tăng. Với kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2018, dự báo xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong 6 tháng cuối năm 2018 sẽ tăng mạnh.

Theo chu kỳ, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc sẽ tăng mạnh từ tháng 7 hàng năm, nhưng năm 2018, tốc độ xuất khẩu đã cải thiện từ đầu năm và bứt phá trong tháng 6, là một trong những yếu tố để dự báo xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm. Dự báo, 6 tháng cuối năm 2018, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 1,9 tỷ USD, tăng 20% so với mức thực hiện của cùng kỳ năm 2017, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc tăng, là cơ hội cho các nhà cung cấp hàng may mặc tăng xuất khẩu vào thị trường này trong đó có Việt Nam.

 

Theo số liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu hàng may mặc (HS61&62) của nước này đạt 3,63 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2017 – tăng mạnh so với tốc độ tăng 7,54% của cả năm 2017.

Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc vào Hàn Quốc có lợi thế lớn nhất

 

Nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2018. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh nhất 21,22% so với cùng kỳ năm 2017 và nhiều khả năng sẽ trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường này. Hiện Việt nam là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ 2 vào thị trường Hàn Quốc, sau Trung Quốc. Tuy nhiên, khoảng cách thị phần hàng may mặc tại Hàn Quốc giữa Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng được thu hẹp. Thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại Hàn Quốc hiện chiếm 32,67%, trong khi đó Trung Quốc chiếm 34,46%. Trong khi đó năm 2016, thị phần hàng may mặc của Việt Nam chiếm 29,52% thì Trung Quốc chiếm 40,18%.

Hàn Quốc nâng mức hỗ trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, tăng khả năng chi tiêu của một bộ phận dân cư

 

Thu nhập chuyển giao (transfer income) là thu nhập từ các khoảng trợ cấp, hỗ trợ từ Chính phụ mà các hộ gia đình thu nhập thấp được nhận từ Chính phủ đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua thu nhập do lao động.

Theo Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc, thu nhập chuyển giao bình quân của nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất trong Quý I năm nay đạt 597.000 won (552 USD), tăng 26% so với mức trước đó.

Thêm nhiều cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

 

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều của Việt Nam và Hàn Quốc liên tục tăng trưởng do cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa 2 nước mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp. năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Hàn Quốc đạt 60 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu Việt Nam vào Hàn Quốc đạt 34,5 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dệt may, điện thoại…

Tỷ lệ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc được hưởng thuế suất ưu đãi cũng tăng lên mức trên 60%. Trong khi đó, Hàn Quốc dẫn đầu trong tổng số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lên đến 57,6 tỷ USD và hơn 6.500 dự án đầu tư.

Đến năm 2020, Việt Nam – Hàn Quốc phấn đấu nâng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên 100 tỷ USD. Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam – Hàn Quốc sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hoạt động hải quan để thuận lợi hóa hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp hai nước.

Cụ thể, Hàn Quốc đã thành lập trang web thông tin về những chính sách ưu đãi nhập khẩu hàng hóa đến từ Việt Nam. Đồng thời, xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến đăng ký chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đồng thời thành lập cơ quan chuyên trách để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng như xét chứng nhận ưu đãi thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị trường Hàn Quốc thông qua việc kết nối hệ thống phân phối của Hàn Quốc cũng sẽ được tăng cường.

Đặc biệt, Bộ Công thương sẽ làm việc với các hệ thống phân phối Hàn Quốc để minh bạch tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng, từ đó làm cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cải tiến sản xuất, từng bước đáp ứng tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa nói chung mà phía Hàn Quốc đưa ra.

Nguồn: Thông tin Thương mại

Nhập khẩu hàng may mặc (HS61&62) của một số nhà cung cấp chính tại Hàn Quốc

Nhà cung cấp chính

Năm 2017 2017/16 (%) 5 tháng 2018

2018/17(%)

Tổng

8.788.400

7,54 3.630.042

13,50

Trung Quốc

3.270.289

-0,41 1.250.876

5,86

Việt Nam

2.827.048

17,20 1.185.808

21,22

Indonesia

545.549

11,38 237.336

10,62

Italia

433.933

15,37 179.104

19,73

Myanmar

350.631

2,09 127.173

8,76

Bangladesh

215.610

8,22 114.767

22,48

Campuchia

142.751

2,22 69.737

10,53

philippines

99.128

6,33 45.843

0,37

Ấn Độ

70.835

9,39 42.956

21,42

Thái Lan

80.902

12,67 35.102

2,17

Thổ Nhĩ Kỳ

74.233

8,24

39.380

24,71

Nhật Bản

69.415

-3,20 31.788

5,16

Bồ Đào Nha

60.322

26,74 32.945

31,46

Mỹ

60.249

-1,11 23.290

-3,32

Pháp

59.180

10,31 24.909

4,15

Romania

63.047

6,09 22.098

18,39

Sri Lanka

39.076

-7,81 16.729

-2,84

Morocco

32.400 18,83 15.536 12,11
Anh

39.716

13,29 17.801

33,88

Tunisia

20.414

24,24 11.624 29,61

Pakistan

23.283 6,82 17.976

125,24

Mexico

11.800 10,86 5.839

0,10

Bulgaria

18.356 22,53 7.650 31,49

Tây Ban Nha

12.049 -10,18 5.654

5,29

Malaysia

11.873

-5,49 5.679 40,47

Jordan

8.705 376,84 2.476

-28,69

Ba Lan

9.267

-3,37 3.470

-0,0.3

Ai Cập

6.437

1,03 2.551

-22,57

Peru

4.790

-9,90 2.930

-6,10

Honduras

9.511

14,65 3.875

24,81

Đức

8.096

20,56 3.965

48,83

028.37273883