Phân tích sự biến động của đồng NDT ảnh hưởng đến ngành dệt may Trung Quốc như thế nào?

 

Biến động tỷ giá đồng NDT sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất dệt may.

Tỷ giá đồng NDT gần đây liên tục giảm, tính đến ngày 22/6, tỷ giá trung gian của đồng USD so với đồng NDT đã giảm 3,25% so với mức thấp vào đầu tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sợi và vải tính bằng USD trong 5 tháng đầu năm nay tăng 10,70% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục xu thế tăng trưởng nhanh trong năm 2017. Nhưng lợi nhuận ròng Q1 2018 lĩnh vực sản xuất dệt may giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sự tăng giá của tỷ giá hối đoái NDT trước đó, tỷ giá hối đoái đồng NDT giảm có thể có sự tác động tích cực đến lợi nhuận của các DN này.

Biến động về tỷ giá hối đoái của đồng NDT sẽ ảnh hưởng đến đơn đặt hàng xuất khẩu và thu nhập của các DN dệt may

Trong tình hình tỷ giá tiền tệ tại một số nước xuất khẩu dệt may ở Đông Nam Á tương đối ổn định, sự biến động của đồng NDT sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc, từ đó ảnh hưởng đến khả năng giành được đơn hàng của các DN trong cạnh tranh toàn cầu. Đối với các đơn đặt hàng trong tay, giá cả của những đơn hàng này thường tính bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá ngoại tệ tăng, sau khi hoàn thành đơn hàng, doanh thu của đơn hàng sẽ chuyển đổi từ ngoại tệ sang NDT, DN sẽ đạt tăng trưởng về doanh thu trong các đơn hàng đã được ký kết. Tóm lại, các DN dệt may có tỷ trọng xuất khẩu tương đối cao thì doanh thu có độ co giãn nhiều hơn khi tỷ giá hối đoái đồng NDT biến động. Theo Báo cáo Hàng năm của năm 2017, những DN có doanh thu ở nước ngoài chiếm hơn 40% và định giá tương đối thấp (PE (TTM) nhỏ hơn 30 lần) là: Kiện Thịnh Group (82%), Công ty CP Thân Đạt (70%), Lụa Gia Hân (65%), Công ty CP Phù Nhật (61%), Công ty CP Liên Phát (59%), Lutai A (57%), Công ty CP Long Đầu (45%) và Bách Long Đông Phương (42%). Tuy nhiên, trong thực tế, có một số DN dệt may nhập khẩu nguyên liệu (chẳng hạn như các DN trong nước nhập khẩu bông hoặc sợi bông nước ngoài), sẽ bù trừ đi những tác động do tăng trưởng doanh thu của các đơn hàng kết toán bằng ngoại tệ, còn một số DN dệt may thông qua các biện pháp như bảo hiểm rủi ro… đã chốt sẳn tỷ giá trước để giảm sự tác động do biến động tỷ giá hối đoái.

Biến động tỷ giá hối đoái NDT sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các DN có đầu tư ở nước ngoài

Trong những năm gần đây, do ngành công nghiệp dệt may đã dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á và các khu vực có chi phí lao động thấp hơn, các DN dệt may cũng đã triển khai năng lực sản xuất ở nước ngoài. Đối với các DN có mở tài sản đồng USD ở nước ngoài, sự mất giá của đồng NDT thì các DN này được lợi từ tỷ giá, trong khi đối với các công ty có tài khoản nợ USD ở nước ngoài, sự mất giá của đồng NDT làm cho các DN bị thiệt từ tỷ giá. Các DN dệt may đã lên sàn cũng đang tích cực bố trí sản xuất ở nước ngoài, bao gồm: Bách Long Đông Phương và Hoa phù bố trí sản xuất sợi tại Việt Nam, năng lực sản xuất tại Việt Nam chiếm hơn 40% và 15% năng lực sản suất vào cuối năm 2017; Lutai A đã xây dựng một chuỗi sản xuất sợi, dệt vải màu và áo sơ mi tại Việt Nam và có cơ sở sản xuất áo sơ mi tại Campuchia và Myanmar. Vì tài sản và nợ phải trả ở nước ngoài không có sẵn trực tiếp từ Báo cáo, có thể suy ngược từ khoản lời lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái của DN. Kể từ năm 2017, trong tình trạng tỷ giá NDT so với đồng USD tăng, vì vậy hầu hết các DN dệt may bị thiệt từ tỷ giá, trong đó các DN có lợi nhuận ròng bị ảnh hưởng lớn hơn do lời lỗ từ chênh lệch tỷ giá (giá trị tuyệt đối hơn 5%) và định giá tương đối thấp (PE (TTM) nhỏ hơn 30 lần) là: Bách Long Đông Phương (-33%), Lụa Gia Hân (-19%), Kiện Thịnh Group (-11%), Công ty CP Phù Nhật (-8%), Công ty CP Liên Phát ( -6%), Công ty CP Thân Đạt (-5%), Hoa Phù Fashion (-5%) và Lutai A (-5%). Trong tình trạng tỷ giá đồng NDT giảm, xác suất những DN này có được lợi ích từ tỷ giá hối đoái tương đối cao.

Cảnh báo rủi ro

Tỷ giá hối đoái đồng NDT tăng mạnh, sẽ làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các DN xuất khẩu ngành dệt may, cũng ảnh hưởng đến doanh thu và đơn đặt hàng của những DN này; các DN dệt may phân bổ sản xuất ở nước ngoài có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro chính sách Nhà nước ở các nước này.

Nguồn: Trang mạng Tài chính Trung Quốc

028.37273883