Tại “Diễn đàn Hội nghị Thượng đỉnh Triển vọng Ngành công nghiệp Bông của Trung Quốc” tổ chức ngày 07/6, Ông Trương Tích An, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Dệt may Trung Quốc phát biểu với đề tài “Phân tích tình hình xuất nhập khẩu dệt may Trung Quốc”, đã chỉ ra các đặc điểm và các vấn đề trong xuất nhập khẩu dệt may Trung Quốc hiện nay đang gặp phải.
Ông cho biết, ngành dệt may Trung Quốc có một nền tảng vững chắc, có chuỗi sản xuất phụ trợ hoàn thiện, từ năm 1994 đã bắt đầu duy trì vị trí xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới suốt 24 năm liên tiếp, Trung Quốc chiếm 36,7% thị phần dệt may toàn cầu trong năm 2016, có thị phần lớn hơn nhiều so với các nước khác, trong ngắn hạn chưa thể có nước nào thay thế được. Đồng thời, địa vị của Trung Quốc, Việt Nam và các nước Châu Á khác ngày càng trở nên quan trọng trong 3 vòng đàm phán thương mại toàn cầu. Với việc tăng cường hợp tác quốc tế về năng lực sản xuất giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, đặc biệt là với các nước Đông Nam Á, trung tâm cung ứng Châu Á của “Trung Quốc + N” trong tương lai sẽ là xu hướng phát triển của thương mại dệt may toàn cầu sau này.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc trong Quý I năm nay đạt 57,61 tỷ USD, tăng trưởng 5%, kim ngạch nhập khẩu đạt 5,9 tỷ USD, tăng trưởng 4,4%, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định. Một số nền tảng dịch vụ tổng hợp ngoại thương cung cấp những cách thức mới cho các DNVVN, tăng cường hơn nữa mức độ tập trung của ngoại thương. Nhiều phương thức thương mại mới nổi cũng đang hoạt động sôi nổi. Nhìn chung, các đơn hàng ngoại thương đã ổn định và dần dần phục hồi, tốc độ phát triển xuất khẩu dọc sang các quốc gia dọc theo “Một vành đai một con đường” đã nhanh hơn. Xét về mặt nguyên liệu, mặc dù tỷ lệ xơ sợi hóa học thay thế bông (17.570, -130,00, -0,73%) đã tăng, nhưng bông là một loại xơ sợi thiên nhiên, với đặc tính xanh, bảo vệ môi trường và các tính chất đặc biệt khác, các sản phẩm bông trong tương lai sẽ phát triển theo hướng xanh hơn, thương hiệu hóa hơn và cao cấp hơn, cả nhu cầu trong nước và quốc tế trong một thời gian dài sau này đều lạc quan.
Xét về sự phát triển của ngành dệt may trong tương lai, Ông đã tóm tắt một số điểm sáng như sau: Thứ nhất, sự tích hợp hiệu quả cao về chuỗi cung ứng toàn cầu. Triển vọng phát triển của các DN có sự tích hợp hiệu quả cao về chuỗi cung ứng đang ngày một tốt hơn, khả năng cạnh tranh ngành ngày càng mạnh mẽ hơn. Thứ hai, quản lý theo chiều dọc của chuỗi sản xuất đã thúc đẩy sự cải thiện tổng thể của ngành công nghiệp. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu, các DN quy mô lớn thực hiện quản lý theo chiều dọc trong chuỗi cung ứng và tập trung phát huy trong các lĩnh vực chuyên môn. Thứ ba là trên nền tảng chuyển đổi và nâng cấp ngoại thương, giúp các DN cốt lõi và các DNVVN của địa phương thực hiện bổ sung các lợi thế của nhau. Thứ tư, nâng cấp tiêu dùng đã mang lại cơ hội mới cho việc sắp xếp thị trường trong nước, giúp cho một số lượng lớn các DN ngoại thương bắt tay bước vào con đường thương mại cả trong và ngoài nước, tạo sự đột phá mới trong mô hình kinh doanh. Thứ năm là dựa vào các cải tiến mô hình mới như sản xuất thông minh, các ngành công nghiệp được chia sẻ và quản lý dữ liệu lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN.
Cuối cùng, ông Trương Tích An đã vạch ra viễn cảnh và phương hướng phát triển của ngành dệt may Trung Quốc sắp tới. Đầu tiên là lấy Trung Quốc làm trung tâm và bố cục chuỗi cung ứng toàn vùng đang cho thấy có sự tăng cường. Thứ hai là các lợi thế tổng hợp truyền thống như công nghiệp hỗ trợ ngành, lao động và hiệu quả sẽ vẫn phát huy lợi thế trong một thời gian dài. Thứ ba là việc chuyển dịch ra nước ngoài đã thúc đẩy việc chuyển đổi và nâng cấp toàn bộ các DN dệt may thượng nguồn. Thứ tư, những lợi thế toàn diện như môi trường hoạt động kinh doanh vẫn sẽ thu hút các DN trụ lại để phát triển trong nước.
Nguồn: Trang mạng Thông tin Bông Trung Quốc