– Xuất khẩu dầu thô từ nam Iraq đã giảm hơn 200.000 thùng mỗi ngày từ đầu tháng 5 tới nay so với mức kỷ lục trong tháng trước, bổ sung thêm tổn thất nguồn cung gây bởi sự thiếu hụt bất ngờ trên toàn cầu.
Sự sụt giảm này nếu kéo dài có thể bổ sung lo ngại về tăng trưởng xuất khẩu bền vững từ Iraq, nơi các công ty dầu mỏ cảnh báo chính phủ này rằng các dự án tăng sản lượng sẽ bị trì hoãn nếu Baghdad cắt giảm chi tiêu trong năm nay.
Xuất khẩu ở phía nam Iraq trong 23 ngày đầu tháng 5 đạt trung bình 3,15 triệu thùng mỗi ngày, theo nguồn tin trong ngành và số liệu được Reuters theo dõi. Mức xuất khẩu 3,36 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 4 là gần với mức kỷ lục đã đạt được trong tháng 11.
Một nguồn tin dấu tên cho biết điều này là do thiếu điện. Các quan chức dầu mỏ Iraq có thể không đưa ra bình luận ngay.
Phía nam Iraq là nơi bơm dầu chủ yếu của Iraq. Phía bắc Iraq cũng xuất khẩu khối lượng dầu thô ít hơn qua đường ống sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Xuất khẩu dầu thô từ các giếng phía bắc tại khu vực bán tự trị Kurdistan giảm xuống 430.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5, giảm từ mức 512.000 thùng mỗi ngày trong tháng 4.
Xuất khẩu ở mức 600.000 thùng mỗi ngày trong đầu năm nay nhưng đã chậm lại bởi việc phá hoại đường ống và một quyết định của chính quyền trung ương ở Baghdad ngừng bơm dầu thô Kirkuk vào đường ống này.
Sự sụt giảm trong xuất khẩu của Iraq bổ sung thêm việc thiếu hụt nguồn cung bất ngờ tăng trong tháng này lên mức cao nhất trong 5 năm bởi cháy rừng tại Canada và tổn thất tại Nigeria, Libya và Venezuela.
Iraq là nước có tăng trưởng nguồn cung cấp nhanh nhất trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC năm ngoái và tăng sản lượng hơn 500.000 thùng mỗi ngày, mặc dù các công ty đang cắt giảm chi tiêu hoạt động tại các giếng phía nam và xung đột với lực lượng Hồi giáo nhà nước.
Các quan chức Iraq dự kiến tăng trưởng trong xuất khẩu của nước này tiếp tục trong năm nay, nhưng với tốc độ chậm hơn năm 2015. Các quan chức dự kiến cung cấp các kế hoạch sản lượng và xuất khẩu cập nhật tại hội nghị ở London trong tuần này.
Nguồn tin: vinanet