Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt trên 7,68 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 7/2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang thị trường Mỹ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 10% so với tháng 7/2017.
Theo dõi diễn biến kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ đầu năm tới nay, cho thấy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của ta sang thị trường Mỹ đã có những chuyển biến tích cực, bứt phá khá tốt so với tốc độ xuất khẩu của cùng kỳ năm 2017 (tăng 5% so với cùng kỳ 2016). Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh do một số yếu tố sau:
+ Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ tăng. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, 6 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng 1,22% về lượng và tăng 2,19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt 38,04 tỷ USD, tương đương 129 tỷ m2 quy đổi. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam tăng 3,33% về lượng và tăng 6,19% về trị giá so với cùng kỳ 2017.
+ Giá xuất khẩu cải thiện so với năm ngoái. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, giá nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2017, tăng khá mạnh so với mức giảm 5% của cùng kỳ năm 2017 so với 2016. 6 tháng đầu năm 2018, giá nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam tăng 2,7% đạt trung bình 3,11 USD/m2.
Kết quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2018 là khá tích cực, dù khối lượng hàng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam tăng không nhiều, nhưng do được cộng hưởng từ việc giá tăng, nên hàng may mặc của Việt Nam vẫn có lợi thế cao tại thị trường Mỹ. Dự báo, trong 5 tháng cuối năm, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ tăng trưởng tích cực hơn, với kim ngạch xuất khẩu dự báo đạt trên 6,5 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang Mỹ cả năm 2018 đạt 12,8 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2017.
Cơ sở của dự đoán trên là:
+ Theo chu kỳ, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ thường tăng trưởng cao trong các tháng từ cuối quý II tới đầu quý IV, và chưa xuất hiện các yếu tố tác động làm trái quy luật diễn biến đó trong những tháng còn lại của năm 2018.
+ Nhu cầu về hàng may mặc của Mỹ đã cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp, nhập khẩu từ Việt Nam tăng nhẹ về lượng và được hỗ trợ về yếu tố giá tăng.
+ Việt Nam là nhà cung cấp có thị phần tăng thêm lớn nhất tại thị trường Mỹ. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, 6 tháng đầu năm 2018, trong số 10 nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Mỹ, Việt Nam là nhà cung cấp có thị phần được mở rộng nhiều nhất.
Trong nửa đầu năm 2018, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng thêm 0,29% về lượng và 0,57% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 14,21% về lượng và 15,05% về trị giá. Mặc dù, xu hướng mở rộng thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại Mỹ có dấu hiệu chậm lại, nhưng so với mặt bằng chung của các nhà cung cấp khác tại thị trường này, thì tốc độ mở rộng thị phần vẫn được đánh giá ở mức cao. Cùng kỳ năm 2017, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại Mỹ tăng thêm 1,45% về lượng và 1,08% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, thị phần của hầu hết các nhà cung cấp khác có tốc độ tăng thấp và phổ biến là giảm.
+ Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc vẫn leo thang sẽ tác động tích cực tới hoạt động nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam.
+ Kinh tế Mỹ khởi sắc nhờ hàng loạt các chỉ số kinh tế khả quan như GDP, doanh số bán nhà tăng cao, chỉ số việc làm…. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ tiếp tục duy trì ổn định trong tháng 7/2016, và doanh số bán nhà mới trong tháng 6/2016 tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn tám năm là những thông tin tích cực về triển vọng kinh tế Mỹ.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 4,1% trong quý II/2018. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ quý III/2014.
+ Triển vọng xuất khẩu một số chủng loại mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam khả quan. Trong nửa đầu năm 2018, xuất khẩu các mặt hàng như áo Jacket, váy, quần, đồ lót, quần áo bơi, quần áo BHLD, quần áo ngủ … của Việt Nam sang thị trường Mỹ đều đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, đều tăng ở mức 2 con số. Cụ thể, xuất khẩu quần tăng 12,22%, đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 18,84% tổng kim ngạch xuất khẩu; tương tự mặt hàng áo Jacket tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu…
Bên cạnh các mặt hàng tăng xuất khẩu mạnh trên thì xuất khẩu các mặt hàng như áo thun, áo sơ mi… của Việt Nam sang thị trường Mỹ lại tăng thấp hơn và giảm xuất khẩu các mặt hàng quần jean…
Với những yếu tố phân tích như trên hàng may mặc của Việt Nam có cơ hội tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên cũng không loại trừ những yếu tố bất ngờ, tiêu cực từ thị trường trong nước cũng như thế giới như sức ép của lạm phát, tỷ giá hối đoái, rủi ro về thiên tai do diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường và những hệ quả của xu thế bảo hộ mậu dịch cũng như những biến động về địa chính trị, căng thẳng thương mại, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn… Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động theo dõi sát diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc và động thái của các đối tác thương mại lớn khác để nghiên cứu, đánh giá tác động và đề ra những đối sách kinh doanh phù hợp.
Nguồn: Thông tin Thương mại
NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA MỸ TỪ MỘT SỐ NHÀ
CUNG CẤP CHÍNH 6 THÁNG 2018
Lượng (triệu m2) |
Trị giá (triệu USD) | Đơn giá (USD/m2) | ||||
Nhà Cung cấp | 6T2018 | So với 2017 (%) | 6T2018 | So với 2017 (%) | 6T2018 |
So với 2017 (%) |
Tổng |
12.936 | 1,22 | 38.050 | 2,19 | 2,94 | 0,96 |
Trung Quốc |
4.844 | -0,83 | 11.276 | -2,00 | 2,33 |
-1,18 |
_ASEAN |
3.263 | 2,53 | 10.148 | 4,31 | 3,11 | 1,74 |
Việt Nam |
1.839 | 3,33 | 5.725 | 6,19 | 3,11 |
2,77 |
_CAFTA-DR |
1.454 | -1,69 | 3.914 | 1,40 | 2,69 | 3,14 |
Bangladesh |
1.005 | 4,23 | 2.702 | 4,81 | 2,69 |
0,56 |
Indonesia |
619 | -5,43 | 2.245 | -2,80 | 3,63 |
2,77 |
Ấn Độ |
595 | 2,38 | 2.075 | 3,77 | 3,49 | 1,36 |
_NAFTA |
468 | 5,25 | 1.986 | 0,06 | 4,24 |
-4,93 |
Mexico |
446 | 4,90 | 1.673 | -3,20 | 3,75 | -7,73 |
Honduras |
478 | -6,75 | 1.190 | -0,32 | 2,49 |
6,90 |
Campuchia |
469 | 12,28 | 1.114 | 14,23 | 2,38 | 1,73 |
_EU28 |
53 | 0,81 | 1.113 | 16,26 | 21,04 |
15,32 |
El Salvador |
369 | -2,18 | 907 | 0,96 | 2,46 | 3,21 |
Sri Lanka |
197 | -12,55 | 861 | -9,53 | 4,37 |
3,46 |
Nicaragua |
273 | 1,42 | 742 | 4,09 | 2,72 | 2,63 |
Guatemala |
196 | 4,66 | 710 | 3,27 | 3,61 |
-1,34 |
Jordan |
126 | 11,27 | 674 | 11,76 | 5,34 | 0,44 |
Pakistan |
273 | 8,31 | 641 | 6,69 | 2,34 |
-1,50 |
Italia |
24 | 11,82 | 630 | 19,18 | 26,66 | 6,58 |
_SUB-SAHARA |
146 | 15,99 | 538 | 13,77 | 3,69 |
-1,91 |
Thái Lan |
147 | 5,82 | 427 | 6,87 | 2,91 | 0,98 |
_CBI |
171 | 6,82 | 424 | 1,81 | 2,48 |
-4,69 |
Haiti |
171 | 6,73 | 424 | 1,77 | 2,48 | -4,65 |
Ai Cập |
132 | 25,94 | 409 | 16,35 | 3,09 |
-7,61 |
Nguồn: Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ