Tôn Thụy Triết: bốn nguyên tắc cốt yếu để hình thành sự phát triển ngành dệt may chất lượng cao của Trung Quốc trong tương lai

 

Ngành dệt may Trung Quốc cần một thái độ tích cực và hành động thực tế để thúc đẩy việc mở cửa hội nhập, chuyên sâu đa chiều trong ngành theo nguyên tắc cùng quản lý trên tinh thần trách nhiệm trước cơ hội và sự thay đổi lớn, để đạt được sự thịnh vượng chung của ngành.

Ngày 03/8, tại buổi họp báo của Hội nghị Thương mại Vải Quốc tế 2018 tổ chức ở Đại lễ Đường Nhân Dân của Bắc Kinh, ông Tôn Thụy Triết Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Dệt may Trung Quốc phát biểu, Hội nghị Thương mại vải Quốc tế năm nay đúng vào dịp Trung Quốc mở cửa cải cách 40 năm, sau bốn thập kỷ mở cửa cải cách, ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc đã thực hiện được những thành tựu đáng ghi nhận, đã trở thành một lực lượng nòng cốt hỗ trợ cho hệ thống ngành công nghiệp dệt may thế giới hoạt động lành mạnh và ổn định, là một nền tảng công nghiệp quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế và văn hóa toàn cầu. Cùng với việc Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới của cải cách và mở cửa, ngành dệt may đang không ngừng mở cửa rộng hơn và sâu hơn, liên hệ với thế giới, đóng góp nổi bật hơn nữa vào sự phát triển của đất nước.

Nền kinh tế thế giới hiện nay đang xảy ra sự thay đổi về cơ cấu, động lực kinh tế đang được chuyển đổi từ cũ sang mới, sự thay đổi về tình hình quốc tế và cán cân quyền lực đang tăng nhanh, hệ thống quản lý toàn cầu được định dạng lại một cách sâu sắc. Chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị và chuỗi đổi mới dệt may toàn cầu đan xen lẫn nhau, các vấn đề ảnh hưởng đến tình hình nói chung; lối hòa nhập mới, mô hình mới, giao diện mới của ngành không ngừng xuất hiện, sinh thái các ngành công nghiệp ban đầu đang trong tình trạng biến động và biến mất. Tính không ổn định và không chắc chắn trong sự phát triển của ngành đã tăng lên rõ rệt.

Ngành dệt may Trung Quốc đang gặp phải cơ hội và sự thay đổi lớn muôn thưở mới có, một sự điều chỉnh lớn và xuyên quốc gia hàng ngàn dặm. Sự thay đổi cấu trúc đòi hỏi ngành dệt may phải có thái độ tích cực và phải có hành động thực tế để thúc đẩy việc mở cửa hội nhập, chuyên sâu đa chiều trong ngành theo nguyên tắc cùng quản lý trên tinh thần trách nhiệm, để đạt được sự thịnh vượng chung của ngành. Ông Tôn Thụy Triết cho rằng, ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc muốn đạt được sự phát triển chất lượng cao phải thực hiện tốt “Bốn sự kiên trì”:

Thứ nhất, định hướng tương lai, kiên trì trong việc thu hút cái tốt và làm tốt việc dịch chuyển ra nước ngoài, cùng liên kết cùng bao dung, để tạo ra một cục diện mới cho việc mở cửa. Ngành phải phát triển tiến về phía trước trong logic của tiến trình lịch sử, phát triển theo xu thế phát triển của thời đại, đóng cửa sẽ không có lối thoát, chỉ có mở cửa mới có thể phát triển. Phải kết hợp hài hòa giữa việc thúc đẩy “thu hút vào” và “dịch chuyển ra nước ngoài” của ngành, để tăng cường năng lực đổi mới và hợp tác mở cửa, tích cực đẩy mạnh việc dịch chuyển sản phẩm, năng lực sản xuất, công nghệ, vốn, nhân lực… xuyên biên giới, sử dụng tích hợp đầy đủ các nguồn lực toàn cầu để đạt được sự phát triển đồng bộ.

Thứ hai, định hướng tương lai, kiên trì tuân thủ sự đổi mới, dám thực hiện, lấy khoa học và công nghệ để tạo động lực mới. Tăng cường đổi mới sản phẩm, tăng cường công nghệ phổ biến nghiên cứu phát triển công nghệ hàng đầu, cải thiện việc áp dụng các kết quả có liên quan trong sản phẩm và tăng cường khả năng phát triển sản phẩm; thúc đẩy đổi mới mô hình, dựa trên mạng internet, các dữ liệu lớn, AI… để phát triển công nghệ và liên tục thay đổi trong phương thức sản xuất và chế độ hoạt động, thúc đẩy ngành công nghiệp thông minh, chuyển đổi sang dịch vụ hóa; tối ưu hóa cho môi trường đổi mới, tập trung nguồn lực đổi mới, vừa phải tăng cường khả năng sáng tạo độc lập, vừa phải tăng cường năng lực hợp tác đổi mới.

Thứ ba, định hướng tương lai, kiên trì cùng học hỏi cùng giám sát lẫn nhau, tiếp thu bao quát tất cả, lấy ngành thời trang để dẫn dắt sự phát triển mới. Bắt nguồn từ gốc rễ của văn hóa, đào sâu khai thác các yếu tố văn hóa, nghiên cứu và ứng dụng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, để nâng cao giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và giá trị thị trường, tìm ra những cách nhìn mới về giá trị thời trang từ sự giao lưu và va chạm với các đối tác. Ngành nên dựa vào nền tảng sáng tạo và lăng kính chất lượng của các cụm kinh doanh vải, quy tụ trí tuệ văn hóa các nơi, để xây dựng một ngôn ngữ chung, lấy tiềm năng của ngành công nghiệp thời trang tạo điều kiện cho sự phát triển mới của ngành.

Thứ tư, định hướng tương lai, kiên trì sự phát triển xanh, cùng quản lý trên tinh thần trách nhiệm để tạo ra một không gian xanh mới. Lấy nguyên liệu xanh, thiết kế xanh, sản xuất xanh, sử dụng tuần hoàn như là điểm khởi đầu, xây dựng hệ thống nghiên cứu phát triển, hệ thống thu mua, hệ thống sản xuất, hệ thống hậu cần có trách nhiệm, để tăng cường thêm năng lực cho sự phát triển bền vững; tăng cường các khái niệm về chu kỳ phát triển tuần hoàn xanh carbon thấp, tăng cường trách nhiệm của con người, môi trường và thị trường, mang giá trị xanh hòa nhập vào xây dựng phương án “một vành đai một con đường”, tạo ra một không gian mới cho ngành công nghiệp dệt may.

Ông cho rằng, Kha Kiều là một cụm công nghiệp cấp 100 tỷ, là nơi tập trung nhiều nhất các DN dệt may, là nơi thu thập và công bố các chỉ số dệt may có giá trị nhất của Trung Quốc và là trung tâm thương mại dệt may lớn nhất thế giới, có một lợi thế mạnh về lưu lượng và thương hiệu. Hàng dệt may có giá trị 10 tỷ USD từ đây vận chuyển đến các nơi trên thế giới hàng năm, mang lại cuộc sống ấm áp và tuyệt vời cho mọi người. Hội nghị Thương mại Vải Quốc tế 2018 tổ chức ở Kha Kiều, sẽ thu hút sự chú ý của toàn cầu, mở rộng thêm thị trường và có nhiều cơ hội hơn. “Người cùng chí hướng sẽ không bị non sông cách trở”. Ông tin rằng với Hội nghị Thương mại Vải Quốc tế là một cơ hội để cho sự trao đổi và hợp tác trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu sẽ được thắt chặt hơn.

Nguồn: Trang mạng Thời trang Trung Quốc

028.37273883